Nghệ thuật giữ chân người tài trong quản trị nhân sự

 Nói đến vấn đề giữ nhân tài, nhiều người nghĩ ngay đến vấn đề lương thưởng. Tuy nhiên để nhân sự tài năng ở lại với doanh nghiệp thì còn nhiều yếu tố khác quyết định như: Môi trường làm việc, lộ trình thăng tiến, chương trình đào tạo, huấn luyện… Bạn là lãnh đạo công ty? Bạn đã biết cách giữ chân nhân tài?

Nhân sự tài năng quan tâm điều gì?

Môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh

Không có nhân sự giỏi nào lại muốn giới hạn bản thân trong một “chiếc hộp” nhỏ hẹp khiến mình bị hạn chế hoặc bị ganh ghét. Họ luôn muốn được thử thách bản thân, khẳng định chính mình. Do vậy, để giữ chân nhân tài, người Quản lý cần tạo ra một môi trường đảm bảo có sự cạnh tranh lành mạnh.

Lộ trình thăng tiến rõ ràng

Một lộ trình thăng tiến rõ ràng ngay từ đầu giúp nhân viên cảm thấy có động lực phấn đấu và mong muốn cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự khen – chê đúng người, đúng lúc cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên cảm hứng làm việc cho nhân viên. Sự thật là không ai muốn gắn bó, cống hiến nếu công sức của họ không được ghi nhận xứng đáng.

>>> Xem thên: Xây dựng bảng thành tích hiệu quả cho doanh nghiệp

Quyền làm chủ công việc

Giao một nhiệm vụ quan trọng cho nhân viên giỏi sẽ khiến họ cảm thấy mối liên hệ của mình với đơn vị, có trách nhiệm và kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đó một cách tốt nhất. Khi cá nhân có thể tự chủ công việc, thoải mái đề xuất ý kiến, họ sẽ có cảm giác gắn bó và trở thành một phần của đơn vị.

Chương trình đào tạo, huấn luyện

Tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên không chỉ để nâng cao trình độ, kỹ năng, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp mà còn tạo động lực để giữ chân người tài. Thông qua các khóa đào tạo này, nhân viên sẽ cảm thấy mình được quan tâm, được học hỏi và có nhiều cơ hội phát triển bản thân.

>>> Xem thêm: Hệ thống quản lý tuyên dương nhân viên bằng phần mềm

Lãnh đạo đã thật sự tin tưởng nhân viên?

Niềm tin trong môi trường làm việc cũng quyết định sự gắn bó của nhân tài công ty bạn. 

Sự khác nhau trong hành vi, biểu hiện

Nếu nhân viên có biểu hiện không giống với tư tưởng và cách hành xử của bạn, đừng vội ngờ vực họ, hãy cố gắng tìm hiểu ý định của họ hơn là chỉ nhìn vào những gì họ đang làm. Những biểu hiện khác nhau chính là rào cản lớn nhất khiến khoảng cách giữa Quản lý và nhân viên xa dần mà chính bạn – người ở vị trí cấp trên mới có thể giải quyết ổn thỏa. 

Mức độ quan trọng của công việc

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ngờ vực của lãnh đạo dành cho nhân viên chính là sự khác nhau trong cách đánh giá mức độ quan trọng của công việc. Bằng cách để buổi trò chuyện diễn ra thoải mái đủ 2 chiều hướng, lãnh đạo càng cởi mở thì nhân viên càng dễ chia sẻ. Từ đó, bạn nắm được tiến trình công việc và tin tưởng nhân viên hơn, đưa ra cho họ lời khuyên có ích nhất.

Sự khác nhau trong phong cách làm việc

Mỗi người đều có một phong cách làm việc khác nhau và sự khác biệt này dễ gây ra hiểu lầm, thậm chí khiến bạn mất đi lòng tin với nhân viên. Nếu bạn là một người chi tiết, cần thông tin rõ ràng, cụ thể trong khi cấp dưới của bạn lại chọn hướng trình bày tổng quát thì cả hai sẽ không thể thống nhất trong công việc. Những lúc này, bạn nên đi thẳng vào vấn đề để yêu cầu cấp dưới điều chỉnh những thứ cần thiết.

Lương thưởng luôn là vấn đề được nhân viên quan tâm hàng đầu nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất để giữ chân họ gắn bó với nơi nào. Vậy nên, nhà quản lý nhân sự cần nghĩ đến nhiều khía cạnh khác nhau, tạo ra môi trường làm việc lý tưởng khiến nhân viên cảm thấy đó chính là nơi mình thuộc về, có như vậy mới giữ chân nhân sự giỏi lâu dài.

Có thể bạn quan tâm: 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến