NHỮNG ĐIỀU “LỒI LÕM“ CỦA THẾ HỆ Z TRONG MẮT THẾ HỆ KHÁC

 


Thế hệ gen Z hay còn gọi tắt là Gen Z là một thuật ngữ khá phổ biến hiện nay, nhưng không phải ai cũng nắm hết ý nghĩa của thuật ngữ này. Bài viết sau đây sẽ đưa bạn đến các thông tin hữu ích.

1. Thế hệ Z là gì?

Thế hệ Z là những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ 1995-2012. Đây là nhóm thế hệ kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α). Và khái niệm về thế hệ Z xuất hiện đầu tiên trong một bài báo vào tháng 9 năm 2000.

Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.

Đây là nhóm thế hệ được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, nên họ cảm thấy rất thoải mái, rất dễ đón nhật với công nghệ, di động, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram,…. Thế hệ Z đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao, khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao.

Việc được sinh ra trong thời đại Internet phát triển, được tiếp cận với công nghệ ngay từ bé. Gen Z được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá, có tư duy về tiền tệ, kinh tế, được hy vọng là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai.

>>> Xem thêm: Tuyên dương nhân viên viên thời đại số

2. Những điều “lồi lõm“ của thế hệ Z trong mắt thế hệ khác


Đạo diễn thực thụ cho cuộc đời

Theo nghiên cứu của Anphabe  “Khác với các thế hệ trước, có tới 81% các bạn trẻ Gen Z tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì”.

Có thể nói, Thế hệ Z đã không còn giới hạn bản thân trong những khuôn khổ và định hướng của gia đình như những thế hệ trước. Thay vì chọn gắn bó với một doanh nghiệp, Thế hệ Z lại thích khởi nghiệp, thích làm việc tự do, hoặc hướng về xã hội bằng cách gia nhập các tổ chức phi chính phủ.

Tuy nhiên, tư duy tự do và tự chủ này đôi khi cũng tạo ra những sự thoải mái quá đà. Khiến không ích doanh nghiệp phải dở khóc dở cười khi Thế hệ Z nghỉ việc đột ngột và không báo trước. Dù không phải là số đông nhưng những trường hợp này cũng làm cho hình ảnh thế hệ Z tệ đi một ích trong mắt doanh nghiệp.

Tham vọng hay Tham lam?

Gen Z lớn lên trong thời kỳ áp lực kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà những áp lực và tiêu chuẩn cuộc sống của họ trở nên khác biệt hơn so với các thế hệ trước. 

Nhiều bạn trẻ thuộc Thế hệ Z nhận thức sâu sắc rằng cần tiết kiệm cho tương lai. Họ không ngừng tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn cho bản thân mình để đảm bảo sự an toàn và tự chủ về mặt tài chính.  Việc yêu cầu mức lương và đãi ngộ cao hơn so với khả năng của họ là điều không còn xa lạ với nhà tuyển dụng.

Đó cũng có thể nguyên nhân cho sự tùy hứng “thích thì nghỉ” của nhiều bạn trẻ Gen Z khi nhận được lời đề nghị với mức lương hấp dẫn hơn từ những nơi khác.

>>> Xem thêm: Bảng thành tích nhân viên trong doanh nghiệp

Tự tin hay Tự cao? 

Thế hệ Z bước chân vào thị trường lao động với động lực và khát khao lớn được thể hiện mình. Chính bởi tham vọng này, cùng sự khác biệt trong tư duy, thái độ và phong cách làm việc của Gen Z với những thế hệ trước đó, khiến cho sự hòa nhập tại chốn công sở tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho cả hai bên. 

Điều này dẫn đến không ít những cái nhìn tiêu cực về Gen Z và khiến cho các anh chị thuộc thế hệ trước cảm thấy khó khăn khi hợp tác với những bạn trẻ này trong công việc.

Có lẽ chúng ta cần tiếp tục chờ đợi sự chuyển mình mạnh mẽ và rõ rệt hơn nữa từ thế hệ này, từ kinh nghiệm chuyên môn, cho đến sự hòa nhập về văn hóa và phong cách làm việc.

“Gen Z có nhiều điểm mạnh, nhưng mạnh quá sẽ thành điểm yếu. Gen Z cá tính nhưng cá tính quá, cá tính đến mức buông tuồng, thiếu tôn trọng người khác, bất chấp tất cả thì không ổn. Cá tính nhưng phải tôn trọng những giá trị phổ quát của xã hội, cá tính phải có giới hạn”

Bài viết tham khảo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến